Thứ bẩy, ngày 14/12/2024

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam họp báo thường kỳ.

admin, ngày: 26/12/2013

Đây là buổi họp báo đầu tiên tiến hành theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Quyết định số:1212/QĐ-VHL). Các buổi họp báo thường kỳ sẽ diễn ra một quý một lần.

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam họp báo thường kỳ. , Trung tâm thông tin - Tư liệu

Buổi họp được tổ chức vào 9 giờ sáng ngày 22-8-2014 tại số 18- Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, với chủ đề “Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần”. Nội dung thông cáo báo chí do Viện Vật lý địa cầu biên soạn.
 
       Chủ trì buổi họp báo là ông Lê Đình Thảo, Chánh văn phòng Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam(VAST). Tham dự buổi họp còn có một số cán bô đại diện cho các ban, ngành khác của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.


        Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, đại diện cho các chuyên gia về động đất và sóng thần..
       Tham dự buổi họp có các phóng viên của báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Vnexpress, báo tuổi trẻ Tp Hồ Chí Minh.
       Nội dung buổi họp báo nhấn mạnh tầm quan trọng của báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam, những việc đã làm được và những việc sẽ phải làm trong thời gian tới.
       Sau thảm họa động đất-sóng thần ở Ấn Độ dương vào ngày 26-12-2004 làm khoảng 300 000 người chết và mất tích của nhiều nước thuộc cả châu Á và châu Phi, Việt Nam đã có đột phá cả về chính sách lẫn thực tiễn:
- Ngày 6/11/2006 Chính phủ ban hành Quy chế về báo tin động đất và cảnh báo sóng thần.
- Ngày 29/5/2007 Chính phủ ban hành Quy chế về phòng chống động đất-sóng thần.
- Ngày 4/9/2007 Thành lập Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu, thuộc VAST. Đây là cơ quan duy nhất được Chính phủ giao trách nhiệm về việc báo tin động đất và cảnh báo sóng thần tại Việt Nam.
Tính đến hết năm 2013, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã phát hiện 370 trận động đất trên toàn lãnh thổ và thềm lục địa Việt Nam, với độ lớn dao động trong khoảng 0,7 đến 4,7 độ theo thang Mô men.
 Tiên sĩ Nguyên Xuân Anh thông báo Viện Vật lý địa cầu đã có những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của động đất ở Việt Nam liên quan đến các công trình xây dựng tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, cũng như các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Sông Tranh 2.
 
    Viện Vật lý địa cầu cũng đã lập 25 kịch bản sóng thần có thể xảy ra tại Việt Nam. Sóng thần là diễn biến tiếp theo của một số trận động đất lớn xảy ra ở ngoài biển. Thảm họa sóng thần đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia, nó gây thiệt hại rất lớn về người và của.